, , ,

Làm Thế Nào Để Duy Trì Một Cuộc Trò Chuyện?

Không ai thích một khoảng dừng vụng về giữa cuộc trò chuyện. Có rất nhiều khi chúng ta nhận ra mình không còn gì để nói và chúng ta im lặng rồi cảm thấy ngượng ngùng, đặc biệt là khi trò chuyện với người lạ hoặc trò chuyện qua tin nhắn. Nhiều người trải qua rất các khoảng dừng như vậy và họ trở nên tự ti, thu mình lại và ít trò chuyện hơn. Vậy làm sao để giữ cho các cuộc trò chuyện luôn được tiếp tục? Bài viết này sẽ mang đến lời khuyên từ các chuyên gia để giúp đỡ bạn.

Bắt Đầu Cuộc Trò Chuyện

Các cuộc trò chuyện sẽ khác nhau tùy thuộc vào người bạn đang trò chuyện và mức độ thân thiết của bạn, nhưng nói chung, bạn nên có ý tưởng về lý do tại sao bạn muốn có cuộc trò chuyện ngay từ đầu.

“Hãy hiểu rõ về động cơ của chính bạn để bắt đầu cuộc trò chuyện. Bạn được thúc đẩy bởi sự tò mò thuần túy? Bạn mong muốn tìm hiểu ai đó nhiều hơn hơn? Mong muốn xây dựng một tình bạn bền chặt hơn? Hay bạn có một mục tiêu cụ thể trong đầu, chẳng hạn như một cuộc phỏng vấn xin việc? ” nhà trị liệu tâm lý Alicia Muñoz giải thích.

Khi bạn hiểu rõ động cơ hay lý do của mình, bạn có thể cởi mở về nó. Khi đối phương tự nhiên thắc mắc tại sao bạn lại bắt đầu một cuộc trò chuyện thì việc rõ ràng về nó ngay từ đầu sẽ tạo ra sự tin tưởng. Ví dụ nếu bạn đang liên hệ với một giám đốc điều hành trên LinkedIn, bạn có thể giải thích ngay từ đầu rằng bạn hy vọng được làm việc cùng họ. Hoặc nếu bạn đang sử dụng một ứng dụng hẹn hò, hãy nói với đối phương rằng bạn muốn làm quen với họ và muốn cùng họ đi được một chặng đường dài.

Nhưng đôi khi bạn cũng nên tế nhị một chút, bởi việc thẳng thắn với mọi người về động cơ bắt đầu cuộc trò chuyện của bạn có thể khiến họ cảm thấy dễ bị tổn thương. Nhưng nhìn chung, hãy chân thực và có thành ý khi bắt đầu một cuộc trò chuyện.

Mẹo Để Giữ Cho Cuộc Trò Chuyện Tiếp Tục

Hãy Tỏ Ra Tò Mò Một Cách Lịch Sự

Cố gắng thể hiện sự tò mò thực sự ở người bạn đang trò chuyện. Nhà trị liệu, tiến sĩ Holly Richmond chia sẻ rằng sự tò mò vừa đủ sẽ đem lại hứng khởi cho người nói, khiến họ chia sẻ nhiều hơn. Bạn có thể hỏi về công việc, cuộc sống, sở thích của họ. Bởi vì có một đặc điểm là hầu hết mọi người đều thích kể về bản thân họ và những câu chuyện của họ. Sự tò mò một cách duyên dáng sẽ khiến họ cảm thấy được quan tâm thay vì bị phán xét.

XEM THÊM:  REVIEW MUÔN KIẾP NHÂN SINH QUYỂN 1

Tìm Những Điểm Chung

Một trong những cách nhanh nhất để bắt đầu gắn kết với một người bạn mới là tìm ra điểm chung giữa hai người. Richmond gợi ý rằng: “Nếu có một chút thời gian để tìm thấy nguồn năng lượng của bạn phù hợp với một người có nghĩa là những người thích và đủ niềm tin để bạn chia sẻ, đó là một cách tốt để trò chuyện và duy trì tình bạn.”

Điều đáng chú ý ở đây là một số chủ đề nhất định như chính trị, tôn giáo và các chủ đề có khả năng gây tranh cãi khác có thể dẫn đến căng thẳng nếu bạn không biết về suy nghĩ, đức tin hay văn hóa của một người. Nếu bạn muốn tránh những bất đồng tiềm ẩn này, bạn có thể tránh những chủ đề như vậy. Tuy vậy cũng có đôi khi, việc bạn mạo hiểm đi sâu vào những chủ đề khó như trên có thể giúp bạn tìm được những người bạn đích thực hoặc chỉ đơn giản là những người dám chia sẻ về chủ đề đó với bạn (thay vì đa số thường tránh), từ đó, cả hai bạn sẽ được nói nhiều hơn.

Chọn Thời Điểm Thích Hợp Để Nói Chuyện

Không phải lúc nào mọi người cũng sẵn sàng trò chuyện với bạn hoặc nghe bạn nói. Nếu bạn cảm thấy một ai đó có vẻ hơi phân tâm hoặc không hào hứng với câu chuyện bạn kể thì điều này có thể là vì đây không phải là thời điểm thích hợp để nói chuyện. Nếu ai đó dường như không muốn tham gia vào một cuộc trò chuyện với bạn, đừng vội nghĩ rằng họ không yêu quý bạn hay cách nói chuyện của bạn có vấn đề. Biết đâu họ đang phải trải qua những chuyện buồn, một sự căng thẳng hoặc lo lắng nào đó thì sao? Lúc này, cách tốt nhất là hỏi họ xem liệu họ có tiện để nghe câu chuyện của bạn không, họ có muốn yên tĩnh một chút không hoặc để hôm khác nói chuyện không? Lúc này, mọi thứ sẽ cởi mở và dễ chịu hơn cho cả hai bên.

XEM THÊM:  Cách sống tốt giúp cuộc sống của bạn ý nghĩa hơn

Chăm Chú Lắng Nghe

Hãy cho đối phương thấy bạn đang tham gia và quan tâm đến những gì người này nói. Điều này không chỉ giúp họ cảm thấy dễ chịu mà việc tích cực lắng nghe cũng có thể giúp củng cố tất cả các mối quan hệ của bạn. Bạn có thể chịu khó nghe hơn trong các cuộc nói chuyện với bạn bè để cải thiện kỹ năng nghe của mình. Một nguyên tắc nhỏ để trở thành người lắng nghe tốt hơn là đừng quá lo lắng về những gì bạn phải nói sau đó hay khi nào đến lượt của bạn, chỉ cần chú ý đến những gì người đó đang nói. Muñoz chia sẻ: “Mọi người thường cởi mở hơn khi được nhìn nhận, được lắng nghe, được chú ý và được quan tâm những chi tiết nhỏ về con người của họ và cách họ thể hiện bản thân.

Đặt Câu Hỏi Mở

Cho mọi người cơ hội trả lời những câu hỏi mở sẽ tốt hơn hơn là đưa ra những câu hỏi có/ không hoặc câu hỏi cụt thông tin khiến đối phương chỉ có 1 đáp án để trả lời. Đây cũng là một cách khác để thể hiện sự tò mò. Như Muñoz lưu ý: “Những phóng viên phỏng vấn tuyệt vời biết cách làm cho mọi người cảm thấy đặc biệt bằng cách tỏ ra rằng họ thực sự bị cuốn hút bởi câu chuyện của người khác. Hãy đặt những câu hỏi mở.”

Mẹo Cho Các Cuộc Trò Chuyện Trực Tiếp

Tìm Chủ Đề Từ Các Manh Mối Và Ngữ Cảnh Xung Quanh

Khi bạn lắng nghe ai đó nói chuyện, hãy để ý đến những thứ xung quanh như đồ trang sức của ai đó, biểu tượng trên áo phông của họ, năng lượng của họ, khiếu hài hước, cách thể hiện bản thân của họ và tôn vinh điều đó.

Khen Ngợi

Cũng giống như mọi người thích nói về bản thân khi bạn cho họ cơ hội, mọi người cũng thích những lời khen. Tìm thứ gì đó để khen ngợi, cho dù đó là thứ họ đang mặc, hay thứ gì đó cá nhân hơn như phong thái của họ, có thể giúp người đó vui lòng và cởi mở hơn. Bạn có thể kết hợp điều này với một câu hỏi như “Tôi rất tò mò tại sao bạn lại có chiếc túi tuyệt vời đó?”

Ngôn Ngữ Cơ Thể

Giao tiếp bằng mắt và ngôn ngữ cơ thể là chìa khóa và rất cần thiết trong một cuộc trò chuyện. Mọi người có thể dễ dàng nhận ra khi một cuộc trò chuyện đã diễn ra theo cách chúng ta chuyển động cơ thể, mức độ giao tiếp bằng mắt và giọng nói của chúng ta. Richmond nói: “Hãy chắc chắn rằng bạn đang nhìn thẳng vào mắt người đó, cơ thể bạn hướng về phía họ và không khoanh tay hay bắt chéo tay.”

XEM THÊM:  Tư vấn (tham vấn) và Trị liệu tâm lý khác nhau như thế nào?

Duy Trì Một Cuộc Trò Chuyện Qua Tin Nhắn

Đừng băn khoăn nếu đối phương của bạn e dè hay ngại nhắn tin. Nếu bạn phải chờ lâu để nhận được lời hồi đáp thì cũng đừng lo, đôi khi việc nhắn tin không dành cho tất cả mọi người và cũng không dễ suy nghĩ câu trả lời khiến thời gian trả lời bị trì hoãn. Bất cứ ai bạn đang nhắn tin cũng có thể bận và không ở nơi mà họ có thể dùng điện thoại. “Nếu một người trả lời bằng một đơn âm, đừng bỏ cuộc, hãy tiếp tục quan tâm đến họ. Duy trì một thái độ ấm áp, cởi mở. Đừng để sự bất an của chính bạn phá vỡ mối liên hệ.” Muñoz nói.

Hãy Thẳng Thắn

Một sự thất bại của việc nhắn tin là khiến mọi thứ trở nên khó hiểu và vòng vo. Điều này không chỉ đến từ hình thức (từ viết tắt, sai chính tả, sai ngữ pháp) mà còn đến từ nội dung (ý nghĩa. câu từ, các thành ngữ hay phép ẩn dụ khó hiểu). Chúng khiến người đọc cảm thấy hoang mang, đôi khi họ ngại ngùng mà không dám hỏi lại làm cuộc trò chuyện bị gián đoạn. Vì vậy, hãy nói thẳng những gì bạn muốn diễn đạt một cách trực tiếp và dễ hiểu nhất.

Sử Dụng Biểu Tượng Cảm Xúc

Biểu tượng cảm xúc không dành cho tất cả mọi người. Nhưng nếu bạn muốn truyền đạt thông điệp của mình một cách rõ ràng và trực tiếp, bạn có thể sử dụng biểu tượng cảm xúc – đặc biệt nếu nhắn tin cho ai đó trên ứng dụng hẹn hò. Nghiên cứu cho thấy những người sử dụng biểu tượng cảm xúc thực sự có nhiều lần hẹn hò đầu tiên hơn. Điều này liên quan đến cách chúng ta phản ứng với những biểu cảm sinh động đó khi chúng ta thực sự không thể nhìn thấy các dấu hiệu hình ảnh ở người mà chúng ta đang nói chuyện cùng. Các biểu tượng này có thể phần nào thay cho ngôn ngữ cơ thể và khiến cuộc trò chuyện trở nên thú vị hơn.